Huế và Hội An là những địa điểm “đón” siêu bão Noru sớm nhất khi siêu bão này đổ bộ vào nước ta. Trước tình hình nguy cấp đó, cơ quan chính quyền hai nơi này đã ra sức bảo vệ các di tích quan trọng.
Menu
- 1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI SIÊU BÃO NORU CỦA HUẾ
- 2 Sự nhanh chóng của Trung tâm bảo tồn cố đô Huế
- 3 Khó khăn khi bảo vệ di tích trước siêu bão Noru
- 4 Hoạt động phòng chống siêu bão Noru
- 5 Di tích Phu Văn Lâu ở cố đô Huế trước siêu bão Noru
- 6 CÔNG TÁC BẢO VỆ DI TÍCH TRƯỚC SIÊU BÃO NORU CỦA HỘI AN
- 7 Sự gấp rút của chính quyền Hội An
- 8 Di tích chùa Cầu – Hội An trước thềm đón siêu bão Noru
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI SIÊU BÃO NORU CỦA HUẾ
Sự nhanh chóng của Trung tâm bảo tồn cố đô Huế
Nhận thông báo từ các cấp chính quyền về mức độ nguy hiểm của siêu bão Noru, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã ngay lập tức cử lực lượng tiến hành phòng chống và bảo vệ các di tích tại đây.
Trung tâm bảo tồn đã cử lực lượng tiến hành giằng, buộc các cơ sở di tích bằng dây cáp. Điều này nhằm đảm bảo các di tích có thể còn nguyên vẹn trước gió mạnh và mưa của siêu bão Noru.
Trước đó, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra và xác định tình trạng của khu di tích. Sau đó tổ công tác đã đưa ra các giải pháp phòng chống hiệu quả nhất.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế khẩn trương tổ chức công tác bảo vệ các công trình lịch sử (Ảnh: Sưu tầm)
Khó khăn khi bảo vệ di tích trước siêu bão Noru

Công tác bảo vệ khu di tích Huế gặp khó khăn (Ảnh: Sưu tầm)
Quần thể di tích cố đô Huế tập trung nhiều các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt không chỉ với ngành du lịch trong và ngoài nước. Bởi vì khu di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993.
Nơi đây tập trung hàng trăm di tích với số lượng lớn công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Hơn nữa, các công trình còn trải rộng khắp từ TP.Huế đến các huyện vùng xung quanh.
Vì các công trình di tích có đặc điểm xây dựng lâu đời và vị trí trải rộng, nên công tác phòng chống siêu bão Noru tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng trước tình hình siêu bão Noru di chuyển nhanh vào nước ta, công tác bảo vệ di tích phải diễn ra cực kì gấp rút.
Xem thêm >>> 10+ Địa điểm du lịch Huế: Xứ sở nên thơ từ cảnh đẹp mơ mộng
Hoạt động phòng chống siêu bão Noru
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã ra quân bảo vệ những công trình lịch sử. Trung tâm đã huy động tối đa lực lượng để giằng, buộc các dây thép chắc chắn. Việc này nhằm giúp tăng khả năng chống chịu của các công trình trước gió siêu bão Noru khắc nghiệt.

Hoạt động chống đỡ di tích được triển khai gấp rút (Ảnh: Sưu tầm)
Theo ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Các công tác phòng chống và bảo vệ di tích được thực hiện thường xuyên hàng năm. Đặc biệt là trước các mùa mưa và thiên tai bão lũ, các di tích càng được tăng cường bảo vệ.
Di tích Phu Văn Lâu ở cố đô Huế trước siêu bão Noru
Khu di tích Phu Văn Lâu được tăng cường bảo vệ trước siêu bão Noru. Nơi đây được xây dựng từ năm 1819 dưới thời vua Gia Long. Mục đích của địa điểm này là để làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của vua và triều đình. Hoặc kết quả của các kỳ thi lớn do triều đình tổ chức cũng được thông báo tại đây.

Khu di tích Phù Văn Lâu được bảo vệ cẩn thận (Ảnh: Sưu tầm)
Với ý nghĩa lịch sử như vậy, Phu Văn Lâu được coi là công trình quan trọng. Đồng thời Phu Văn Lâu còn có giá trị về kiến trúc và thẩm mỹ khi được các chuyên gia đánh giá cao.
Để có thể bảo vệ khu di tích Phu Văn Lâu trước siêu bão Noru, lực lượng chức năng đã tiến hàng các hoạt động giằng, néo dây để cố định công trình.
Các trụ gỗ của di tích được ưu tiên bảo vệ bằng các dây thép chắc chắn. Phần cánh cửa của di tích được gác chắn bằng các thanh gỗ dày dặn. Việc này giúp hạn chế việc các cánh cửa bị gió siêu bão Noru giật mạnh dẫn đến hư hại. Những đồ trang trí bên trong khu di tích cũng được cất dọn để bảo quản ở nơi an toàn.
Xem thêm >>> Tour du lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế – Quảng Bình 4N3Đ
CÔNG TÁC BẢO VỆ DI TÍCH TRƯỚC SIÊU BÃO NORU CỦA HỘI AN
Sự gấp rút của chính quyền Hội An
Ngay khi nhận thông báo về siêu bão Noru, Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã có cuộc họp khẩn cấp. Cuộc họp nhằm định hướng các cách thức bảo vệ di sản và phòng chống trước siêu bão Noru nguy hiểm.
Trung tâm đã nhanh chóng huy động toàn bộ lực lượng nhân viên và thuê thêm người để tiến hành công tác bảo vệ di tích. Tất cả lực lượng mà Trung tâm huy động được đã tiến hành chằng chéo, chống đỡ các di tích.

Chùa Cầu Hội An trước thềm bão đổ bộ (Ảnh: Sưu tầm)
Trước đó, Trung tâm đã tiến hành khảo sát tất cả 45 điểm di tích để đưa ra phương án bảo vệ tốt nhất. Trung tâm nhận thấy 11 địa điểm di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, 21 di tích trong tình trạng xuống cấp nặng và 13 di tích bị xuống cấp nhẹ.
Sau đó, UBND TP.Hội An đã ngay lập tức yêu cầu Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa thực hiện các biện pháp bảo vệ. Trung tâm phải chằng, chống các di tích, nhà cổ cẩn thận trước khi siêu bão Noru đổ bộ. Trong đó, di tích chùa Cầu cần được ưu tiên bảo vệ sớm nhất.
Xem thêm >>> Tour Đà Nẵng Hội An 3 ngày 2 đêm
Di tích chùa Cầu – Hội An trước thềm đón siêu bão Noru
Chùa Cầu là một trong những di tích trọng điểm của Hội An. Di tích này vừa mang tính biểu tượng của ngành du lịch địa phương vừa là di sản văn hóa quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay di tích chùa Cầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hại. Nhiều phần kết cấu của chùa đã lâu năm và có dấu hiệu bị mục rỗng, yếu ớt. Phần cầu và miếu chùa có dấu hiệu bị tách rời, không còn độ giữ chắc chắn như trước.
Đặc biệt, phần mái chùa có nhiều chỗ bị dột nát. Nếu mưa siêu bão Noru đổ bộ, nước sẽ ngấm từ mái và thấm xuống các kết cấu gỗ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Với tình trạng đó, chùa Cầu có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi siêu bão Noru. Do đó, lực lực bảo vệ di tích đã tiến hành chống đỡ chùa cẩn thận.

Hoạt động chống đỡ và bảo vệ chùa Cầu Hội An (Ảnh: Sưu tầm)
Cụ thể, chùa Cầu được chống đỡ và gia cố tại 4 vị trí trọng yếu. Công cụ chống đỡ sẽ được dùng bằng gỗ để không làm ảnh hưởng đến kết cấu sẵn có của chùa.
Theo phóng viên tại hiện trường cho biết, trong số những người được thuê tham gia chống đỡ di tích có một thợ mộc. Đó là ông Hùng, ông cũng cho biết rằng sẽ phải rất cẩn thận để việc gia cố thêm các phần gỗ không gây hư hại kết cấu của chùa.
Ông Hùng nói thêm rằng ông sẽ phải sử dụng cao su để kê vào các điểm nối. Việc này nhằm hạn chế dấu tích gây ra cho phần gỗ của di tích. Hơn nữa, ông cũng sẽ không đóng đinh mà sử dụng dây cao su để đảm bảo tính nguyên vẹn của gỗ.
Xem thêm >>> Tour Đà Nẵng – Sơn Trà – Hội An – Bà Nà – Huế 4N3Đ siêu rẻ
Công tác bảo vệ di tích tại Huế và Hội An trước siêu bão Noru được tiến hành nhanh chóng và cẩn thận. Hy vọng rằng, siêu bão khi đổ bộ vào nước ta sẽ suy yếu nhanh và không gây nhiều thiệt hại cho miền Trung.
Sau khi siêu bão Noru tan, các hoạt động thường ngày sẽ được khôi phục trở lại. Để ủng hộ hoạt động du lịch của miền Trung, hãy đặt ngay tour du lịch bằng cách gọi vào số hotline 1900 3398 để được hỗ trợ và tư vấn nhé.